Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Nghệ thuật dạy cách chơi chắn giỏi trong vòng 7 nốt nhạc

Từ một người rất đam mê môn chắn, từ trước tới giờ tôi chưa học qua 1 sách nào nói về nghệ thuật đánh chắn cả.

Chắc cũng nghĩ đánh chắn hay là do kinh nghiệm, mà không hiểu và giải thích tại sao nó lại thế? Tại sao có người đánh toàn thắng có người đánh hay thua, Có lẽ các bác nghĩ là do đỏ đen , nhưng chắc chắn không phải là do đỏ đen. Đỏ đen nó chỉ là chu kỳ trong cuộc chơi dài thì người hay luôn luôn là người thắng cuộc!

Xin giới thiệu sơ qua về thuật đánh chắn tôi cũng xin giải mã các câu nói được truyền miệng trong giới chắn thủ dưới phân tích của dân logic . Để tìm ra binh pháp phù hợp nhất cho môn chắn.

Thường có câu nói "Chắn thường chiều tay mới!" Giải mã câu này thế nào ?
chơi chắn dân gian

Xin lấy bối cảnh trong 1 bàn chơi chắn gồm 4 người: 3 tay cũ, 1 tay mới.
Trong 3 tay cũ này không có cao thủ thực sự nhé,cao thủ thực sự thường không nhiều.Cách chơi chắn của 3 tay cũ: thường lấy đì làm đấu pháp (nhất đì nhì ù) cũng có 1 chút biết tính toán cây còn hết.Cách chơi của tay mới: Ai mới chơi chắn thì khi chơi rất đam mê , tập chung cao độ để gò cước, chỉ chăm chăm vào bài mình và không cần cũng không xét đến bài làng là như thế nào .Nói chung 1 chữ là tham : có cước gì gò cước đấy và chơi chắn rất hào hứng.Bắt đầu vào chơi chắn là xuất hiện các nước bài , và rắc rối bắt đầu từ đây.3 nhà đánh rất chắc bài,kín bài duy chỉ có tay mới là đánh theo phong cách không quan tâm đến ai cả thuận bài thì đánh,có cước thì giữ.Nhà đối và nhà tay trên của tay mới thi thoảng lại phải phát biểu câu: Gà thế, Tham như mõ, không biết đì gì cả ... Để thưởng cho tay mới 8-XNhà tay dưới thì thi thoảng dở khóc dở cười VD như : nhà này què 3 cây cửu ,bát,chi chi theo suy nghĩ thông thường thì đánh chi chi câu cửu hoặc bát chạm chờ nhưng khổ nỗi nhà trên lại tham giữ lại cửu, bát để kiếm lèo hoặc 8 đỏ. Khái niêm câu kéo đối với tay mới là bằng khôngGiống như câu chuyện giữa Cô gái ranh mãnh và chàng trai ngây thơ:Cô gái ranh mãnh:Anh có muốn biết số đo vòng 2 của tôi không?:">​Chàng trai ngây thơ:Có ! Có! Đợi 1 chút anh đi lấy cái thước dây. Hoặc có những ván bài vì tay mới mà làm hỏng bài của tay cũ.VD: Tay mới què cửu lên cửu sách họ không ăn vì không có lèo rồi quyết tâm chờ cửu kiếm lèo.Có 1 nhà thấy cửu dưới chiếu tròn mới đinh ninh chờ cửu chắc ù ,đợi mãi không lên mới ngã ngửa ra hết cửu là do tay mới treo cửuNói chung là các cách tính toán thông thường của 3 tay cũ bị phá vỡ khi có 1 tay mới tham gia -> đấu pháp bị phá->càng đánh càng rối.​Và khi ù các tay cũ do hay đì đọt phá cước của nhau ->ù cước không cao và một khi tay mới ù thì cứ gọi là: Sấm giật , pháo nổ  Phương châm là có cước gì gò cước ấy. Trăm phát đấm không bằng một phát đá :-P và nhà tay mới là nhà đánh thuận theo bài nên nhà này cũng hay ù hơn cả do 3 nhà kia hay đì bài phá cước nhau.​Cáng chơi lâu tinh thần của tay mới càng lên cao (thông qua những ván ù được) lúc lên bài chỉ nhìn vào bài mình và nghĩ: Bài này ù tôm được, bạch đinh được,không có vẹo gì cả làm phát bạch thủ cho máu....Mồm thì nghêu nghao hát "Không cần biết em là ai ,Không cần biết đêm dài sâu..."​Ngược lại thì 3 người chơi còn lại càng chơi càng rối vì cách tính toán thông thường của họ bị phá vỡ ~x(nhà tay trên và nhà tay đối ức chế vì nhiều ván bị thua oan, nhà tay dưới thì vừa phải đì lại không biết được tay trên sắp đánh gì, câu kéo thì không tác dụng.

Vì vậy theo phân tích " chắn thường chiều tay mới" là chính xác

Trên đây là kinh nghiệm của tôi khi chơi chắn , cả ngoài đời và online.
Thực ra còn nhiều vấn đề nhưng viết ra thì dài dòng quá . Bác nào có ý gì hay hoặc bổ xung , comment mời các bác viết cho AE học hỏi.
PS: Trong vòng 7 nốt nhạc là chém gió đấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét